Ngân hàng Việt chuẩn bị hành trang gì cho hội nhập quốc tế?

15/10/2020

Chuyên mục:

Trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, nhất là các hiệp định CPTPP và EVFTA vừa được ký kết, việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của các doanh nghiệp, đặc biệt là ngành kinh doanh đặc thù như ngân hàng là rất cần thiết. Những chuẩn mực quốc tế này giúp khẳng định sự vị thế, tiềm lực phát triển và uy tín thương hiệu của ngân hàng, tạo sự an tâm, tin tưởng cho khách hàng khi giao dịch.

Tiến sát các chuẩn mực quốc tế

Hiện nay, Hiệp ước Basel là chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng và đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) áp dụng nhằm bảo đảm an toàn hoạt động thông qua áp dụng các công cụ, chuẩn mực cao trong quản lý rủi ro và kinh doanh, qua đó giúp hoạt động ngân hàng an toàn, lành mạnh hơn. Các NHTM sẽ có điều kiện thuận lợi khi mở rộng hoạt động sang thị trường nước ngoài và là yếu tố tích cực để tổ chức xếp hạng quốc tế nâng hạng mức tín nhiệm, tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý từ các thị trường quốc tế. Nhằm cụ thể hóa chuẩn mực này, NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với toàn ngành ngân hàng và đến 1/1/2021 tất cả các ngân hàng trong nước phải đáp ứng 3 trụ cột của Basel II.

Cùng với Basel II, các ngân hàng trong nước còn tích cực tham gia đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức quốc tế như Moody’s, Fitch, S&P, trong đó Moody’s là cái tên quen thuộc nhất trên thị trường. Việc được các tổ chức uy tín xếp hạng tín nhiệm mức cao là tiêu chuẩn cần có để thấy được năng lực, sức khỏe tài chính và triển vọng phát triển của ngân hàng.

Cuộc đua về đầu tư công nghệ cũng được các ngân hàng đầu tư mạnh mẽ nhất là hệ thống phần mềm lõi ngân hàng (core banking) - trái tim kết nối hoạt động thông suốt của ngân hàng. Bởi lẽ, đây chính là nền tảng quan trọng nhất kết nối liên thông tất cả các hoạt động, xử lý giao dịch toàn hệ thống, phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng số như internet banking, mobile app, ngân hàng hợp kênh OMNI... đảm bảo an toàn, bảo mật, cũng như nâng cao trải nghiệm dịch vụ khách hàng. Các phần mềm lõi được ngân hàng Việt tin tưởng lựa chọn như T24 - Temenos, SIBS, TCBS, Sylbol System, Sunshine…

Bên cạnh việc trang bị hạ tầng công nghệ đồng bộ, việc đáp ứng an toàn bảo mật thông tin của ngân hàng cũng rất quan trọng. Một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất là ISO/IEC 27001 - tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến Hệ thống quản lý an ninh thông tin (Information Security Management System), cho phép ngân hàng đánh giá được những rủi ro và thực hiện kiểm soát thích hợp để bảo toàn tính bảo mật, toàn vẹn và sẵn sàng của tài sản, hệ thống thông tin.

Đối với hệ thống thẻ của ngân hàng sẽ phải tuân theo tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS giúp bảo đảm an ninh cho dữ liệu của thẻ thanh toán khi được xử lý và lưu trữ tại các ngân hàng, doanh nghiệp thanh toán điện tử. PCI DSS giúp đưa ra những chuẩn mực về bảo mật thông tin thẻ và được áp dụng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, công nghệ chip bảo mật chuẩn EMV cũng được các ngân hàng sử dụng để bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cho chủ thẻ nội địa và quốc tế.

Ở mảng quản lý chất lượng dịch vụ, hầu hết các NHTM Việt Nam đều đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO ISO 9001:2008 ở các mức độ khác nhau thông qua việc thành lập bộ phận chuyên trách quản lý chất lượng, duy trì đánh giá theo định kỳ hoặc đột xuất cũng như liên tục cập nhật hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất và tối ưu hóa hành trình trải nghiệm của khách hàng tại ngân hàng.

Đón bắt cơ hội kinh doanh mới

Như vậy, có thể thấy, nhiều ngân hàng Việt Nam đã chủ động nâng cấp, trang bị “hành trang” phù hợp với thông lệ quốc tế để lấp đầy “khoảng cách” với ngân hàng ngoại và sẵn sàng nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Điển hình nhất là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) - một trong những nhà băng nội tiên phong trong việc đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc tế những năm gần đây.

Trước tiên, SeABank là một trong 6 ngân hàng Việt hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II trước thời hạn quy định 1/1/2021. Nhà băng này cũng liên tục trong các năm 2019, 2020 được Moody’s xếp hạng tín nhiệm mức B1 - tương đương với đánh giá triển vọng phát triển ổn định. Bên cạnh đó, về mặt công nghệ, SeABank cũng đáp ứng chuẩn bảo mật PCI-DSS từ 2016 và ISO/IEC 27001:2013 từ 2014. SeABank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ chip bảo mật EMV hàng đầu thế giới cho thẻ ATM từ năm 2012.

SeABank - một trong những nhà băng nội tiên phong trong việc đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc tế những năm gần đây.

Không chỉ có vậy, SeABank là một trong ít nhà băng “chịu chi” ứng dụng phần mềm quản trị lõi ngân hàng T24 Temenos với chi phí đầu tư nhiều triệu đô la từ năm 2006, đồng thời liên tục nâng cấp core banking và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nâng cấp lên phiên bản R18 mới nhất trên thế giới vào cuối năm 2019. Việc sớm áp dụng core banking cũng như xây dựng Datacenter theo tiêu chuẩn quốc tế TIE III cùng hạ tầng công nghệ đồng bộ đã giúp SeABank đảm bảo hoạt động ổn định, thông suốt phục vụ nhu cầu của gần 1,3 triệu khách hàng, đồng thời không ngừng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển các dịch vụ ngân hàng số và được xếp hạng trong top 5 ngân hàng dẫn đầu Việt Nam về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) theo bảng xếp hạng ICT Index 2011.

Bà Lê Thu Thủy - Tổng Giám đốc SeABank cho biết: “Không ngừng hoàn thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế là một trong những ưu tiên của SeABank với mục tiêu luôn đảm bảo tuân thủ chuẩn mực cao nhất. Những tiêu chuẩn này đã giúp SeABank quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động, minh bạch, an toàn và bền vững. Kết quả tăng trưởng liên tục, sự hài lòng của khách hàng, đặc biệt là nền tảng công nghệ là minh chứng rõ nhất cho chiến lược này. Đây cũng là cơ sở quan trọng giúp SeABank khẳng định vị thế, tiềm lực, uy tín với khách hàng, đối tác, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các tổ chức xếp hạng đánh giá tín nhiệm”.

Không dừng lại ở đó, theo chia sẻ của Tổng giám đốc SeABank, Ngân hàng này đang từng bước tiếp cận với những thông lệ quốc tế toàn diện hơn, bao gồm Basel II IRB, Basel III, chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS 9... và bước đầu đạt được kết quả nhất định tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Đón bắt cơ hội kinh doanh, phát triển bền vững là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào khi gia nhập thị trường đều hướng tới. Để thực hiện được điều đó, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc không ngừng đổi mới, tiếp cận những chuẩn mực mới là yếu tố tiên quyết. Chính vì thế, sự chuẩn bị của mỗi doanh nghiệp nói chung, ngân hàng nói riêng là thực sự cần thiết và cấp bách. Đây chính là hành trang quan trọng giúp đón bắt cơ hội phát triển, tăng khả năng cạnh tranh khi hội nhập quốc tế.

Theo SeABank