Company: | VIETNAM MOBILE TELECOM SERVICES COMPANY |
Xếp hạng PROFIT500: | 39(B1/2022) |
Mã số thuế: | 0100686209 |
Mã chứng khoán: | Chưa niêm yết |
Trụ sở chính: | Tòa nhà MobiFone - Số 1 Phạm Văn Bạch, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội |
Tel: | 024-37831733 |
Fax: | 024-37831734 |
E-mail: | webmaster@mobifone.com.vn |
Website: | http://www.mobifone.vn |
Năm thành lập: | 16/04/1993 |
Là mạng viễn thông đầu tiên tại Việt Nam, MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động. Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, kinh doanh trong các lĩnh vực: Viễn thông & Công nghệ thông tin, Truyền hình, Phân phối & Bán lẻ, Đa dịch vụ. Hiện nay, Tổng công ty Viễn thông MobiFone trực thuộc Ủy ban quản lý vốn tại doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, MobiFone là một trong ba Tổng công ty Viễn thông lớn nhất, hiện đang nắm giữ hơn 30% thị phần di động. MobiFone cũng là mạng di động duy nhất được bình chọn là "Mạng di động được khách hàng yêu thích nhất" trong nhiều năm qua. Tầm nhìn của MobiFone được thể hiện rõ nét trong thông điệp "Kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng". Tầm nhìn này phản ánh cam kết của MobiFone hướng đến sự phát triển toàn diện và bền vững dựa trên ba quan hệ trụ cột: với khách hàng, với đối tác, và với từng nhân viên. Với MobiFone, sứ mệnh là đem lại những sản phẩm và dịch vụ kết nối mỗi người dân, gia đình, doanh nghiệp trong một hệ sinh thái số, nơi những nhu cầu trong cuộc sống, công việc, học tập và giải trí được phát hiện, đánh thức và thỏa mãn nhằm đạt được sự hài lòng, phát triển và hạnh phúc.
Trải qua hơn 27 năm xây dựng và phát triển, hiện cơ cấu tổ chức của Mobifone bao gồm 25 đơn vị trực thuộc (9 công ty khu vực trực thuộc, 11 trung tâm, 5 Ban quản lý) và 3 công ty con. Ban lãnh đạo MobiFone xác định, Tổng Công ty sẽ tập trung xây dựng và phát triển đưa MobiFone trở thành doanh nghiệp có vai trò chủ lực trong các lĩnh vực Viễn thông, Công nghệ thông tin và Nội dung số, là doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số; triển khai nhanh/có hiệu quả lộ trình chuyển đổi từ doanh nghiệp khai thác viễn thông truyền thống sang doanh nghiệp số. Theo đó, MobiFone sẽ (i) đầu tư phát triển mạng lưới, hạ tầng viễn thông; (ii) thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ kết nối M2M; (iii) Triển khai kinh doanh dịch vụ Trung gian thanh toán, Mobile Money; (iv) Mở rộng các lĩnh vực kinh doanh tạo thành hệ sinh thái số tích hợp các dịch vụ đa dạng, xoay quanh lĩnh vực di động cốt lõi: Media, Cloud/IoT, AI, Fintech...
Họ và tên | Chức vụ |
Ông Tô Mạnh Cường | Tổng Giám đốc |
Họ và tên | Tô Mạnh Cường |
Nguyên quán | N.A |
Ông Tô Mạnh Cường sinh năm 1967 tại Hà Nội và vào ngày vào ngành Bưu điện năm 1989. Ông Tô Mạnh Cường đã trải qua các đơn vị công tác là kỹ sư tin học Công ty điện thoại Hà Nội, sau đó làm Phó giám đốc Công ty điện thoại Hà Nội, Trưởng phòng Quản lý Viễn thông Bưu điện Hà Nội, Phó Giám đốc Bưu điện Hà Nội. Đến năm 2008, ông Tô Mạnh Cường được bổ nhiệm làm Trưởng Ban viễn thông của VNPT và đến năm 2010 được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc VNPT.
Ngày 15/5/2015, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn VNPT đã ký điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Tô Mạnh Cường, kiêm chức vụ Chủ tịch VNPT-Media.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tin học Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 – 2021, ông Tô Mạnh Cường được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam nhiệm kỳ VIII.
Ông Tô Mạnh Cường giữ vị trí Phó Tổng giám đốc VNPT vào thời kỳ VNPT bắt tay vào việc tái cơ cấu và sau đó tuyên bố chiến lược chuyển sang từ nhà cung cấp viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ. Thời điểm đó, ông Tô Mạnh Cường cho biết, nếu như trước đây, VNPT chỉ cung cấp các dịch vụ viễn thông thì hiện Tập đoàn đã chuyển hướng chiến lược sang cung cấp dịch vụ CNTT. Với việc thay đổi chiến lược nhắm đến cung cấp các dịch vụ CNTT nên VNPT đã triển khai ký hợp tác với các tỉnh và nhiều bộ ngành để ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điên tử. Ông Tô Mạnh Cường còn cho biết, VNPT không vì tái cơ cấu mà quên hoạt động kinh doanh. VNPT đang đi đúng hướng và có kết quả doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng tốt.
MobiFone đã có thời đứng đầu trong các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam và là thương hiệu được nhiều khách hàng ưa thích. Khi chưa tách ra khỏi VNPT, MobiFone chiếm 40% doanh thu của VNPT nhưng lại chiếm tới 70% lợi nhuận của tập đoàn này. MobiFone được xem là con gà đẻ trứng vàng của VNPT và các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam. Thế nhưng. sau nhiều biến cố, đặc biệt là sau vụ án AVG, MobiFone đã bị suy giảm mạnh.
Với trọng trách mới điều hành Tổng công ty MobiFone, ông Tô Mạnh Cường sẽ phải thể hiện tầm nhìn và hành động của mình để thúc đẩy doanh nghiệp này phát triển. Đây là nhiệm vụ nặng nề và đầy thách thức với những người đứng đầu MobiFoneđể đưa MobiFone trở lại vị trí vốn có của nó.
Tại buổi làm việc với MobiFone hồi tháng 9/2018, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, MobiFone đã từng được người Việt Nam coi là tượng trưng cho di động Việt Nam, người MobiFone đã tự hào mình là đẳng cấp cao trong làng di động Việt Nam, là công ty có quản trị hiện đại chuyên nghiệp. Thực tế, MobiFone là công ty có hiệu quả cao. Thế nhưng, trong lịch sử Việt Nam và thế giới có nhiều công ty công nghệ to đã biến mất. Các công ty vĩ đại là công ty có khả năng tái sinh, tái tạo lại chính mình. Nếu chúng ta đi qua những khó khăn này sẽ tạo ra công ty trường tồn. Trong khi nhiều tập đoàn công nghệ đi xuống và biến mất thì IBM đã tái sinh thành công trong khủng hoảng. Vì vậy, MobiFone hãy coi đây là cơ hội tái sinh mình. Nếu MobiFone tái sinh thành công sẽ là công ty vĩ đại.
"Qua vụ AVG cũng là cơ hội để MobiFone thay đổi. Đời người ai cũng bị tai nạn, đặc biệt là những người thành công. Tai nạn đến càng sớm càng tốt. MobiFone đặt ra chiến lược mới là hướng đi đúng. Nếu cổ phần hóa MobiFone cũng sẽ có phương thức quản trị mới. Người MobiFone đã nhìn ra câu chuyện của mình. Đây là cơ hội để xây dựng nên một MobiFone mới. Trách nhiệm người đứng đầu MobiFone phải xây dựng một MobiFone mới. Nếu không làm được đó là trách nhiệm của người đứng đầu", Bộ trưởng nói.
Bạn cần đăng nhập để xem được thông tin
A10 (Dưới 100 tỷ) | A9 (100 - 200 tỷ) | A8 (200 - 400 tỷ) | A7 (400 - 600 tỷ) | A6 (600 - 800 tỷ) |
A5 (800 - 1000 tỷ) | A4 (1000 - 1500 tỷ) | A3 (1500 - 2000 tỷ) | A2 (2000 - 2500 tỷ) | A1 (Trên 2500 tỷ) |
E10 (Dưới 100 tỷ) | E9 (100 - 200 tỷ) | E8 (200 - 400 tỷ) | E7 (400 - 600 tỷ) | E6 (600 - 800 tỷ) |
E5 (800 - 1000 tỷ) | E4 (1000 - 1500 tỷ) | E3 (1500 - 2000 tỷ) | E2 (2000 - 2500 tỷ) | E1 (Trên 2500 tỷ) |
R10 (Dưới 100 tỷ) | R9 (100 - 200 tỷ) | R8 (200 - 400 tỷ) | R7 (400 - 600 tỷ) | R6 (600 - 800 tỷ) |
R5 (800 - 1000 tỷ) | R4 (1000 - 1500 tỷ) | R3 (1500 - 2000 tỷ) | R2 (2000 - 2500 tỷ) | R1 (Trên 2500 tỷ) |
L10 (Dưới 100 người) | L9 (100 - 200 người) | L8 (200 - 400 người) | L7 (400 - 600 người) | L6 (600 - 800 người) |
L5 (800 - 1000 người) | L4 (1000 - 1500 người) | L3 (1500 - 2000 người) | L2 (2000 - 2500 người) | L1 (Trên 2500 người) |
Bottom 25% | 25%-m | m-25% | Top 25% |
Bottom 25% | 25%-m | m-25% | Top 25% |