Xếp hạng PROFIT500: | 24(B1/2020) |
Mã số thuế: | 0100686209 |
Mã chứng khoán: | Chưa niêm yết |
Trụ sở chính: | Tòa nhà Mobifone - Lô VP1 - Phường Yên Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội |
Tel: | 024-37831733 |
Fax: | 024-37831734 |
E-mail: | [email protected] |
Website: | http://www.mobifone.vn |
Năm thành lập: | 16/04/1993 |
MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động. Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh doanh trong các lĩnh vực: dịch vụ viễn thông truyền thống, VAS, Data, Internet & truyền hình IPTV/cable TV, sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, bán lẻ và phân phối và đầu tư nước ngoài.
Tại Việt Nam, MobiFone là một trong ba mạng di động lớn nhất với hơn 30% thị phần. Chúng tôi cũng là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được bình chọn là thương hiệu được khách hàng yêu thích trong 6 năm liền.
Hiện nay, MobiFone có gần 50 triệu thuê bao với gần 30.000 trạm 2G và 20.000 trạm 3G. Tổng doanh thu năm 2017 của MobiFone đạt xấp xỉ 2 tỷ đô la Mỹ.
1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty Ông Đinh Văn Phước
1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II
1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển)
Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III
2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik.
Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin di động.
Ông Lê Ngọc Minh lên làm Giám đốc Công ty Thông tin di động thay Ông Đinh Văn Phước (về nghỉ hưu)
2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV
2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty thông tin di động.
Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng.
Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê bao di động tại Việt Nam.
2009: Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng; VMS - MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G; Thành lập Trung tâm Tính cước và Thanh khoản.
2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
2013: Kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty Thông tin di động và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba
MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt trong năm 2009, MobiFone vinh dự nhận giải thưởng Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền thông Việt nam trao tặng.
2014:
Ngày 26/06: Ông Mai Văn Bình được bổ nhiệm phụ trách chức vụ Chủ tịch Công ty Thông tin di động.
Ngày 10/07: Bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Công ty VMS từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT.
Ngày 13/08: Ông Lê Nam Trà được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Thông tin di động.
Ngày 01/12: Nhận quyết định thành lập Tổng công ty Viễn Thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động.
2015:
Ngày 21/04: Ông Lê Nam Trà được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên. Ông Cao Duy Hải được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
2017:
Ngày 15/08: Ông Nguyễn Mạnh Thắng được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Các giải thưởng của MobiFone từ năm 2005 tới nay
Các giải thưởng năm 2019
02 giải pháp của MobiFone đã đạt giải Sao Khuê 2019, bao gồm “Giải pháp truyền thông ứng dụng Bigdata (IVR)” và “Nền tảng phát triển hệ sinh thái số (Digital Platform)”. Trong đó danh hiệu TOP 10 Sao Khuê 2019 cho sản phẩm “Giải pháp truyền thông ứng dụng Bigdata” của MobiFone.
Các giải thưởng năm 2018
Các giải thưởng năm 2017
Top 10 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng năm 2017 theo Bảng xếp hạng BP500 - 500 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng năm 2017 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng báo điện tử VietnamNet tổ chức
MobiFone được người dùng bình chọn "Nhà mạng có chất lượng dịch vụ 4G tiêu biểu" theo khảo sát của Tập đoàn Dữ liệu Quốc Tế IDG
MobiFone nằm trong TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017 và là nhà mạng di động đứng vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng
MobiFone được vinh danh "Doanh nghiệp vì người lao động 2017"
Top 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng lớn nhất đối với Internet Việt Nam trong 1 thập kỷ (2007 - 2017)
Các giải thưởng năm 2016
Các giải thưởng năm 2015
Các giải thưởng năm 2014
Các giải thưởng năm 2013
Các giải thưởng năm 2011
Các giải thưởng năm 2010
Các giải thưởng năm 2009
Các giải thưởng năm 2008
Các giải thưởng năm 2007
Các giải thưởng năm 2006
Các giải thưởng năm 2005
Họ và tên | Chức vụ |
Ông Tô Mạnh Cường | Tổng Giám đốc |
Họ và tên | Tô Mạnh Cường |
Nguyên quán | N.A |
Ông Tô Mạnh Cường sinh năm 1967 tại Hà Nội và vào ngày vào ngành Bưu điện năm 1989. Ông Tô Mạnh Cường đã trải qua các đơn vị công tác là kỹ sư tin học Công ty điện thoại Hà Nội, sau đó làm Phó giám đốc Công ty điện thoại Hà Nội, Trưởng phòng Quản lý Viễn thông Bưu điện Hà Nội, Phó Giám đốc Bưu điện Hà Nội. Đến năm 2008, ông Tô Mạnh Cường được bổ nhiệm làm Trưởng Ban viễn thông của VNPT và đến năm 2010 được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc VNPT.
Ngày 15/5/2015, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn VNPT đã ký điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Tô Mạnh Cường, kiêm chức vụ Chủ tịch VNPT-Media.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tin học Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 – 2021, ông Tô Mạnh Cường được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam nhiệm kỳ VIII.
Ông Tô Mạnh Cường giữ vị trí Phó Tổng giám đốc VNPT vào thời kỳ VNPT bắt tay vào việc tái cơ cấu và sau đó tuyên bố chiến lược chuyển sang từ nhà cung cấp viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ. Thời điểm đó, ông Tô Mạnh Cường cho biết, nếu như trước đây, VNPT chỉ cung cấp các dịch vụ viễn thông thì hiện Tập đoàn đã chuyển hướng chiến lược sang cung cấp dịch vụ CNTT. Với việc thay đổi chiến lược nhắm đến cung cấp các dịch vụ CNTT nên VNPT đã triển khai ký hợp tác với các tỉnh và nhiều bộ ngành để ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điên tử. Ông Tô Mạnh Cường còn cho biết, VNPT không vì tái cơ cấu mà quên hoạt động kinh doanh. VNPT đang đi đúng hướng và có kết quả doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng tốt.
MobiFone đã có thời đứng đầu trong các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam và là thương hiệu được nhiều khách hàng ưa thích. Khi chưa tách ra khỏi VNPT, MobiFone chiếm 40% doanh thu của VNPT nhưng lại chiếm tới 70% lợi nhuận của tập đoàn này. MobiFone được xem là con gà đẻ trứng vàng của VNPT và các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam. Thế nhưng. sau nhiều biến cố, đặc biệt là sau vụ án AVG, MobiFone đã bị suy giảm mạnh.
Với trọng trách mới điều hành Tổng công ty MobiFone, ông Tô Mạnh Cường sẽ phải thể hiện tầm nhìn và hành động của mình để thúc đẩy doanh nghiệp này phát triển. Đây là nhiệm vụ nặng nề và đầy thách thức với những người đứng đầu MobiFoneđể đưa MobiFone trở lại vị trí vốn có của nó.
Tại buổi làm việc với MobiFone hồi tháng 9/2018, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, MobiFone đã từng được người Việt Nam coi là tượng trưng cho di động Việt Nam, người MobiFone đã tự hào mình là đẳng cấp cao trong làng di động Việt Nam, là công ty có quản trị hiện đại chuyên nghiệp. Thực tế, MobiFone là công ty có hiệu quả cao. Thế nhưng, trong lịch sử Việt Nam và thế giới có nhiều công ty công nghệ to đã biến mất. Các công ty vĩ đại là công ty có khả năng tái sinh, tái tạo lại chính mình. Nếu chúng ta đi qua những khó khăn này sẽ tạo ra công ty trường tồn. Trong khi nhiều tập đoàn công nghệ đi xuống và biến mất thì IBM đã tái sinh thành công trong khủng hoảng. Vì vậy, MobiFone hãy coi đây là cơ hội tái sinh mình. Nếu MobiFone tái sinh thành công sẽ là công ty vĩ đại.
"Qua vụ AVG cũng là cơ hội để MobiFone thay đổi. Đời người ai cũng bị tai nạn, đặc biệt là những người thành công. Tai nạn đến càng sớm càng tốt. MobiFone đặt ra chiến lược mới là hướng đi đúng. Nếu cổ phần hóa MobiFone cũng sẽ có phương thức quản trị mới. Người MobiFone đã nhìn ra câu chuyện của mình. Đây là cơ hội để xây dựng nên một MobiFone mới. Trách nhiệm người đứng đầu MobiFone phải xây dựng một MobiFone mới. Nếu không làm được đó là trách nhiệm của người đứng đầu", Bộ trưởng nói.
Bạn cần đăng nhập để xem được thông tin
A10 (Dưới 100 tỷ) | A9 (100 - 200 tỷ) | A8 (200 - 400 tỷ) | A7 (400 - 600 tỷ) | A6 (600 - 800 tỷ) |
A5 (800 - 1000 tỷ) | A4 (1000 - 1500 tỷ) | A3 (1500 - 2000 tỷ) | A2 (2000 - 2500 tỷ) | A1 (Trên 2500 tỷ) |
E10 (Dưới 100 tỷ) | E9 (100 - 200 tỷ) | E8 (200 - 400 tỷ) | E7 (400 - 600 tỷ) | E6 (600 - 800 tỷ) |
E5 (800 - 1000 tỷ) | E4 (1000 - 1500 tỷ) | E3 (1500 - 2000 tỷ) | E2 (2000 - 2500 tỷ) | E1 (Trên 2500 tỷ) |
R10 (Dưới 100 tỷ) | R9 (100 - 200 tỷ) | R8 (200 - 400 tỷ) | R7 (400 - 600 tỷ) | R6 (600 - 800 tỷ) |
R5 (800 - 1000 tỷ) | R4 (1000 - 1500 tỷ) | R3 (1500 - 2000 tỷ) | R2 (2000 - 2500 tỷ) | R1 (Trên 2500 tỷ) |
L10 (Dưới 100 người) | L9 (100 - 200 người) | L8 (200 - 400 người) | L7 (400 - 600 người) | L6 (600 - 800 người) |
L5 (800 - 1000 người) | L4 (1000 - 1500 người) | L3 (1500 - 2000 người) | L2 (2000 - 2500 người) | L1 (Trên 2500 người) |
Bottom 25% | 25%-m | m-25% | Top 25% |
Bottom 25% | 25%-m | m-25% | Top 25% |