- Về trồng rừng: tập trung quy hoạch, rà soát đất sản xuất hiện có để xác định lại quyền sử dụng đất sát với điều kiện hiện có để xin cấp lại sổ đỏ.
+ Tăng cường phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn để tạo nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho chế biến đồ mộc xuất khẩu.
+ Tăng cường mở rộng quy mô các vùng rừng gỗ nguyên liệu và nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng trên cả nước, tang sản lượng cung cấp gỗ hàng năng cho thị trường nội địa để góp phần làm giảm bớt áp lược nhập khẩu gỗ nguyên liệu để cung cấp cho nhu cầu chế biến gỗ hàng năm tại Việt Nam.
+ Tăng cường việc duy trì và xây dựng chứng chỉ rừng bền vững cho tất cả các khu vực rừng trồng của Vinafor để nâng cao giá trị kinh doanh gỗ rừng trồng và đảm bảo theo quy định và thông lệ quốc tế.
- Về chế biến gỗ:
+ Tập trung đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, thiết bị tiên tiến trong chế biến gỗ để nâng công suất và tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Quy hoạch và xây dựng các trung tâm chế biến gỗ có quy mô lớn, tập trung vào công nghệ hiện đại tại các vùng nguyên liệu sẵn có của Tổng công ty để đáp ứng và tăng năng lực xuất khẩu đồ gỗ của Vinafor.
+ Tăng cường công tác thị trường và đa dạng hóa sản phẩm đồ gỗ theo nhu cầu của thị trường từng thời kỳ nhất định.
2. TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
- Tiếp tục duy trì hợp tác tốt với các đối tác, nhà đầu tư nước ngoài có đủ năng lực thiện chí hiện đang liên doanh với Vinafor.
- Mở rộng tăng cường tìm kiếm các đối tác nước ngoài có đủ năng lực, tài chính, công nghệ, thị trường, quản lý SXKD để thành lập các liên doanh có vốn FDI mới theo ngành nghề chính của Vinafor (trồng rừng và chế biến gỗ) để mở rộng thị trường và hội nhập quốc tế tốt hơn, hiệu quả hơn.
Tóm lại chiến lược và tầm nhìn của Vinafor trong tương lai: Lấy SXKD Lâm nghiệp làm nòng cốt và là nhiệm vụ trọng tâm để duy trì, ổn định và tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển bền vừng.