Thị trường mới nổi: May mắn đảo chiều

04/01/2017

Chuyên mục:

Cuộc bầu cử tại Mỹ mới đây đã làm dấy lên một làn sóng bất ổn mới. Phần lớn khoảng thời gian trong năm 2016, mọi thứ có vẻ đã tiến triển tương đối tích cực tại các thị trường mới nổi.

Một sự gia tăng trong giá cả hàng hóa báo hiệu rằng nền kinh tế toàn cầu nói chung và của Trung Quốc nói riêng đã phát triển mạnh mẽ hơn dự đoán được đặt ra từ những tháng đầu năm. Trong lĩnh vực sản xuất, mức chỉ số quản lý thu mua trung bình ở các nước đang phát triển tăng từ 49 vào đầu năm (chỉ sự thu hẹp) đến 51 (chỉ sự phát triển) vào tháng Mười, theo Goldman Sachs.

Dấu hiệu của sự ổn định đã xuất hiện ngay cả tại các nền kinh tế mà đã khiến các nhà đầu tư đau đầu nhất trong những năm gần đây, những nền kinh tế này còn có tên gọi chung là “Năm quốc gia yếu đuối” (“Fragile Five”) – ám chỉ nền kinh tế mong manh, đang bên bờ sụp đổ của 5 quốc gia: Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả các quốc gia này đều đã bị ảnh hưởng bởi sự giảm sút trong thâm hụt tài khoản vãng lai của họ trong 3 năm qua, khiến cho họ khó còn có thể lệ thuộc vào dòng vốn đầu tư của nước ngoài.

Niềm tin vào thị trường mới nổi cũng đã từng vực dậy vốn đầu tư quốc tế. Trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, chỉ số thị trường chứng khoán mới nổi MSCI và chỉ số trái phiếu thị trường mới nổi của JP Morgan đều đã cho thấy sự vượt trội hơn hẳn những chỉ số trên của những nước phát triển trong năm nay.

Nhưng chiến thắng Donald Trump có vẻ như đã (tạm thời) làm thay đổi không ít trong tư tưởng của giới đầu tư. Ngày 11 tháng 11, đồng tiền tệ của thị trường mới nổi đã trải qua đợt bán tháo hàng ngày lớn thứ hai của họ trong suốt 5 năm qua, giảm 1,7% so với đồng USD. Trái phiếu bằng USD của chính phủ các nước đang phát triển đã giảm hơn 6% trong bốn ngày giao dịch sau cuộc bầu cử, trong khi trái phiếu nội tệ của họ giảm 7,4% (điều này làm dấy lên nguy cơ mất giá cho các nhà đầu tư nước ngoài), theo Bloomberg. Và chỉ số cổ phiếu thị trường mới nổi MSCI đã giảm 7% xét theo đồng Mỹ kim.

Viện Tài chính Quốc tế, một tổ chức thương mại, báo cáo rằng các nguồn từ nước ngoài đã rút xấp xỉ $7 tỷ ra khỏi thị trường mới nổi kể từ cuộc bầu cử (xem biểu đồ). Giai đoạn này được mệnh danh là "Trump tantrum” để tưởng nhớ sự kiện tương tự vào năm 2013 - "taper tantrum", khi Cục Dự trữ Liên bang ra hiệu rằng họ sẽ giảm tốc độ việc mua trái phiếu của họ, việc này còn được gọi là nới lỏng định lượng.

Những diễn biến thị trường này nói lên nhiều điều về riêng nước hơn là về các nền tảng của thị trường mới nổi. Chiến thắng của ông Trump đã đưa ra kỳ vọng rằng phe Cộng hòa, những người đang nắm quyền kiểm soát cả hành pháp và lập pháp, sẽ thông qua việc cắt giảm thuế để đẩy mạnh chi tiêu vào cơ sở hạ tầng quốc phòng, và các quy tắc thiết kế để khuyến khích các công ty đa quốc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Nước đi này có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách nghiêm trọng hơn, lợi tức trái phiếu Kho bạc cao hơn và đồng USD mạnh hơn, đặc biệt là nếu Cục Dự trữ Liên bang phản ứng với các kích thích tài chính bằng cách tăng tỷ lệ lãi suất. Những động thái này sẽ gây nên phản ứng dây chuyền tại các thị trường mới nổi; đồng tiền của họ giảm do đồng USD tăng, trong khi lợi suất trái phiếu của họ tăng lên (và giá của chúng giảm đi) cùng với thị trường trái phiếu Kho bạc.

Một nghiên cứu mới thực hiện bởi Hyun Song Shin từ Ngân hàng Thanh toán quốc tế cho thấy đồng đô la mạnh hơn có thể tạo ra những tác động tài chính cũng như thương mại đáng kể tại các thị trường mới nổi. Nhiều công ty đã thực hiện các khoản vay mượn bằng USD, vì vậy chi phí trả nợ của họ tăng lên khi đồng bạc xanh thắng thế trước tiền tệ trong nước của họ. Phần lớn các khoản vay này được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng, điều này làm gia tăng nguy cơ mà các ngân hàng phải đối mặt với sự tăng giá của đồng đô la. Theo những nghiên cứu của ông Shin, "việc đồng USD lên giá gắn liền với sự ì trệ của các khoản vay mượn USD giữa các quốc gia với nhau" - nói cách khác, đồng nghĩa với việc thắt chặt các điều kiện tín dụng tại các thị trường mới nổi. Đồng USD có thể là một chỉ số đo lường rủi ro hiệu quả hơn so với chỉ số độ dao động VIX, nghiên cứu kết luận.

Nhưng các nhà đầu tư cũng lo ngại rằng cuộc bầu cử của ông Trump báo hiệu một bước ngoặt trong toàn cầu hóa. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông cam kết sẽ đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ - NAFTA, với mục đích tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, và áp đặt thuế quan bảo hộ.

Vẫn chưa rõ có bao nhiêu trong số những đề xuất này ông Trump sẽ cố gắng (hoặc có khả năng) triển khai. Sử dụng một phép loại suy tương tự như sự kiện Brexit, triển vọng của các thị trường mới nổi có khả năng sẽ phải phụ thuộc vào việc liệu chế độ mới đại diện cho một "Trump mềm mỏng" hay một "Trump cứng rắn". Nếu tác động kinh tế chính của ông Trump thực hiện dưới hình thức một kích thích tài chính, kết quả có thể là một sự thúc đẩy cho sự tăng trưởng toàn cầu nói chung và của Mỹ nói riêng. Điều này sẽ đóng vai trò vô cùng tích cực cho hoạt động xuất khẩu trì trệ hiện nay của thị trường mới nổi. Xuất khẩu tại thị trường mới nổi đã giảm 3,5% trong năm tính đến tháng chín theo đồng đô la, theo Capital Economics, trong khi chỉ số sản lượng đã hoàn toàn đứng im. Giá của kim loại công nghiệp, cái mà đặc biệt nhạy cảm đối với triển vọng kinh tế, đã bật lên sau kết quả bầu cử.

Nhưng nếu tập trung chính của tổng thống Trump là chủ nghĩa bảo hộ thương mại, thì thị trường mới nổi chắc chắn sẽ phải chịu “đòn đau”. Ví dụ, Viện IFO kinh tế của Đức ước tính rằng, trong cuộc chiến tranh thương mại, GDP của Mexico có thể giảm còn khoảng giữa 3,7% và 5%. Điều đó giải thích tại sao đồng peso của Mexico chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi cuộc bầu cử của ông Trump.

Có khả năng là cả hai yếu tố trong chương trình nghị sự của Trump đều sẽ bị đeo đuổi. Một kích thích tài chính sẽ thu hút nhập khẩu và do đó gây ra thâm hụt thương mại. Đồng USD mạnh sẽ có tác dụng tương tự, bằng cách làm cho nhập khẩu của Mỹ rẻ hơn và xuất khẩu giảm tính cạnh tranh. Do ông Trump đã tuyên bố sẽ loại bỏ thâm hụt, điều này có thể sẽ gây ra những khó khăn cho chủ nghĩa bảo hộ ở giai đoạn sau của nhiệm kỳ của ông. Một ẩn số khác là chính sách an ninh; những tín hiệu muốn rút lui ra khỏi các cam kết quốc phòng của Mỹ sẽ khiến các nhà đầu tư ngại tiếp xúc với các thị trường mới nổi.

Biến động là điều tất yếu cho các thị trường mới nổi. Các nhà đầu tư bị thu hút bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và khả năng cải cách cơ cấu trong thời gian thuận lợi, nhưng sau đó lại hoảng sợ và rút vốn của họ khi quá trình diễn ra gặp khó khăn. Cuộc bầu cử của ông Trump đã dấy lên một làn sóng bất ổn mới cho “mớ bong bong” này.

Thu Thủy

Lược dịch theo Economist

Vietnam Report